Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang University of Technology and Education) là một trường đại học chuyên ngành về khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam, được đánh giá là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại Miền Trung Việt Nam. Trường trực thuộc hệ thống Đại học Đại học Đà Nẵng, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật lớn của khu vực miền Trung.
Tiền thân là trường Kỹ thuật Đà Nẵng. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng là một trong 6 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật.
Năm 1960, Đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường trung học Kỹ thuật Đà Nẵng.
Ngày 5/9/1962: Khai giảng khóa đầu tiên, ngày thành lập được tính từ đây.
Năm 1976: Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.
Ngày 4/4/1994: Theo nghị định 32–CP của chính phủ, Đại học Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở sát nhập trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng, Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng và trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời thành lập:
- Trường Đại học Đại cương.[1]
- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (nay là Đại học Kinh tế Đà Nẵng).[1]
- Trường Đại học Kỹ thuật (Đại học Bách khoa Đà Nẵng).[1]
- Trường Đại học Sư phạm (nay là Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Đà Nẵng).[1]
- Trường Cao Đẳng công nghệ (nay là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng).[1]
Ngày 8/11/2017: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1749/QĐ–TTg thành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng trên cơ sở tổ chức lại trường Cao đẳng Công nghệ và Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Hiện nay trường có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng.
Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]
Đội ngũ cán bộ của trường hiện có 216 người, trong đó có 116 giảng viên gồm 2 Phó Giáo sư, 21 Tiến sĩ, 77 Thạc sĩ, 18 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính, 85% Giảng viên có trình độ sau Đại học. Phần lớn cán bộ giảng dạy được đào tạo hay thực tập chuyên môn ở nước ngoài. Bên cạnh lực lượng cơ hữu, trường còn được sự hỗ trợ của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và đội ngũ Giảng viên chính của các trường thành viên Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trong đào tạo cấp cao đẳng. Nhà trường đang tiếp tục tăng cường năng lực và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo kịp thời quy mô ngày càng tăng và trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Từ cơ sở vật chất của trường Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng trước đây cùng với sự đầu tư thường xuyên của Đại học Đà Nẵng, hiện nay cơ sở vật chất của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khá khang trang và hiện đại. Trường có diện tích 42.000 m² bao gồm 6 khu vực: khu Giảng đường, khu thí nghiệm Cơ – Điện – Điện tử, khu thí nghiệm Hoá – Xây dựng, khu các xưởng Thực hành, khu Hành chính, khu Ký túc xá và khu sân bãi Thể thao. Trường hiện có 42 phòng học với hơn 2000 chỗ ngồi, trong đó có gần 50% được trang bị máy đèn chiếu đa chức năng, projector, 14 xưởng thực hành với hơn 3000 m², 22 phòng thí nghiệm (PTN), 5 phòng máy với hơn 200 máy tính được nối mạng.
Hiện tại trường có 7 phòng chức năng, 2 tổ trực thuộc, 5 khoa chuyên ngành và 3 trung tâm.
Các phòng chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
- Phòng Đào tạo
- Phòng Công tác sinh viên
- Phòng Tổ chức–Hành chính
- Phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế
- Phòng Cơ sở vật chất
- Phòng Kế hoạch Tài chính
- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.
Tổ trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Tổ Thư viện
- Tổ Thanh tra–Pháp chế
Các khoa đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Các trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]
- Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Thiết bị nâng chuyền
- Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
- Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng và Tư vấn kỹ thuật công nghệ
Quy mô đào tạo của trường không ngừng phát triển, năm học 2009 –2010 có hơn 7.000 sinh viên, học sinh đang theo học. Trong đó, hệ trung cấp chuyên nghiệp là 2.000 học sinh, cấp cao đẳng là 5.189 sinh viên. Các ngành nghề đào tạo không ngừng được xây dựng bổ sung để thích ứng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt là ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Từ năm học 2004 – 2005, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai đào tạo thí điểm liên thông trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng công nghệ – Đại học ở tất cả các ngành học. Từ năm học 2006, nhà trường đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ đối với cấp cao đẳng, sinh viên được chủ động đăng ký kế hoạch học tập của mình trực tuyến thông qua mạng.
Hệ thống đào tạo bao gồm hai cấp học:
- Cao đẳng – đào tạo 9 chuyên ngành:
- Công nghệ Kỹ thuật Thực phẩm
- Công nghệ Kỹ thuật Ôtô
- Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí – Chuyên ngành: Cơ khí chế tạo
- Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử
- Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử – Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử, Tự động hóa, Hệ thống điện
- Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt– Chuyên ngành: Kỹ thuật Nhiệt – Điện lạnh
- Công nghệ Thông tin
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình Cầu đường (Xây dựng Cầu đường)
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp
- Đại học – đào tạo 16 chuyên ngành:
- Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
- Sinh học ứng dụng
- Công nghệ Vật liệu
- Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí – Chuyên ngành: Cơ khí chế tạo
- Công nghệ Kỹ thuật Ôtô
- Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử
- Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
- Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử – Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử, Hệ thống cung cấp điện
- Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
- Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt
- Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
- Công nghệ Thông tin
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình giao thông (Xây dựng Cầu đường)
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp
- Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
- Kỹ thuật thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân cao đẳng loại khá, giỏi có thể được tuyển vào học tiếp Đại học liên thông với thời gian đào tạo rút ngắn ở một số trường Đại học kỹ thuật, công nghệ trong nước hoặc ở nước ngoài.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông, cán bộ giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Đại học Đà Nẵng. Số lượng và chất lượng đề tài hằng năm không ngừng tăng lên. Nhiều đề tài đã được đánh giá cao trong các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp.
Hiện nay trường có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Song song với hệ đào tạo chính quy, trường còn tuyển sinh hệ đào tạo vừa học vừa làm tại các trung tâm đào tạo thường xuyên của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đào tạo theo địa chỉ và yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp.
Mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển là một chủ trương mà nhà trường luôn quan tâm. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ tích cực của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đã thiết lập được mối quan hệ song phương với nhiều trường Đại học và cao đẳng trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Nhờ các mối quan hệ này, hằng năm nhà trường tiếp nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của các trường bạn trong đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị cũng như chuyển giao công nghệ.
- Là một cơ sở đào tạo về kỹ thuật, công nghệ theo hướng nghề nghiệp – ứng dụng nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Đà Nẵng từ trước năm 195, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng đã có bề dày truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển. Nhà trường đã đào tạo được 2.259 cán bộ kỹ thuật công nghệ có trình độ cao đẳng, 1.000 kỹ thuật viên có trình độ trung học chuyên nghiệp, 1000 công nhân lành nghề. Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp của trường đã và đang đóng góp đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Việt Nam
- Từ những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (200) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Qua hơn 10 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng trước đây và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ngày nay đã không ngừng lớn mạnh phát triển, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ quốc gia.
- Phương châm của trường là đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật, công nghệ đủ năng lực trực tiếp tham gia sản xuất trong điều kiện hiện tại và thích nghi nhanh chóng với sự đổi mới của công nghệ trong tương lai.
- Chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu, nhà trường đang phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ ở Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và của cả Việt Nam nói chung.
- ^ a ă â b c “NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32-CP NGÀY 4-4-1994 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG”. Thư viện pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét