Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Có truy thu được không?


Quan chức đi nước ngoài "vượt mức": Có truy thu được không?© Infonet
Quan chức đi nước ngoài "vượt mức": Có truy thu được không?

Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ tại buổi tọa đàm góc nhìn chuyên gia về dự thảo dự toán ngân sách năm 2019, diễn ra sáng 29/10 do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) tổ chức.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ lo ngại về chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.

Ông cho rằng, bộ máy của chúng ta hiện nay cồng kềnh, trùng lắp khiến chi thường xuyên rất cao, nhiều khoản chi không cần thiết.

Dẫn chứng cụ thể về điều này, ông Doanh cho biết, Liên Hợp quốc có những quy định rất khắt khe như khi đi họp bay quá 8 tiếng đồng hồ mới chi vé thương gia, Ngân hàng Thế giới cũng phải bay quá 5-7 giờ mới được hạng thượng gia, trong khi đó Việt Nam, Thứ trưởng cứ bay từ Hà Nội vào TP.HCM là đều bay hạng thượng gia…

“Trong cùng một chuyến công tác từ Hà Nội đi TP HCM, Thứ trưởng của chúng ta thì ngồi hạng thương gia, trong khi lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế họ đều ngồi ghế hạng phổ thông, trao đổi với nhau những câu chuyện rất vui vẻ vì thời gian bay chỉ 1 giờ 45 phút đâu có cần bay hạng thương gia. Các quy định, quy chuẩn như vậy cần có sự xem xét lại một cách nghiêm túc, nếu không bộ máy chi tiêu của chúng ta chi tiêu vượt sức chịu đựng của nền kinh tế, vượt quá cả thông lệ quốc tế. Việc chi tiêu như thế là không cần thiết…" - chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói.

Mặc dù đã có những tiến bộ trong trách nhiệm giải trình nhưng theo vị chuyên gia kinh tế này, sự tiến bộ ấy chưa đủ để quy trách nhiệm ai cả. Ông ví dụ, gần đây có những công bố của báo chí vị A, vị B đi nước ngoài nhiều lần, vượt quá thời gian quy định rồi chi tiêu… khoản đó ai chịu trách nhiệm? Một người dân chậm đóng thuế thì đều bị truy ngược, mà quan chức chi tiêu như vậy thì như thế nào?



Ông này ví dụ: "Ngày xưa, khi chúng tôi đi khảo sát để làm dự án, tư vấn cho Chính phủ, trên đường đi công tác, phải đem tem gạo, phiếu mua đi để ăn trên đường, nếu đến nơi hết thịt, gạo cũng phải nhờ vả mới mua được".

"Tôi sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chứ chưa nói gì đến nước phương Tây, họ cũng không hề có cổng chào của các địa phương, thậm chí phương Tây ranh giới các tỉnh, hạt, bang chỉ bé như biển chỉ đường. Các khẩu hiệu của địa phương chúng tôi nghĩ cũng không cần thiết, gây tốn kém cho ngân sách địa phương, trong khi chúng ta còn nhiều việc để làm như điện, đường, trường trạm...", TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.

Theo ông Doanh, trong bối cảnh ngân sách trung ương và địa phương đang khó khăn, các địa phương nên xem xét việc xây các cổng chào xem đây có phải là hành động thiết thực hay không?

Bên cạnh vấn đề thu, ông Doanh cũng góp ý cần xem xét nghiêm túc các khoản thu. Trong đó, cần xem xét khoản thu hộ gia đình.

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế tư nhân chỉ chiếm 9,2% GDP, còn kinh tế hộ gia đình là 32% GDP. Theo Luật doanh nghiệp, hộ nào sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký theo luật doanh nghiệp và nộp thuế theo biên lai; còn hộ kinh tế gia đình thì chỉ phải nộp thuế khoán, tức là chủ hộ có thể thương lượng với cán bộ thuế là nộp bao nhiêu tiền.

Điều này dẫn đến việc có hộ gia đình có tới vài quán karaoke, mấy nhà nghỉ… hay một doanh nghiệp gỗ ở Đồng Kỵ xuất khẩu đến 150 tỷ, có tới 300 lao động… nhưng vẫn chỉ là hộ gia đình, chỉ nộp thuế khoán, không có đóng góp tương xứng khiến cạnh tranh không bình đẳng. Bộ Tài chính đã có đề nghị tới đây sẽ dùng hóa đơn điện tử và sẽ xem xét lại vấn đề này là điều đáng mừng.

Ông Doanh cho rằng, chúng ta đã có những bước cải cách, có những tiến bộ nhất định nhưng ngân sách vẫn bội chi, nên cần nhìn thẳng vào sự thật, và cần có những bước cải cách mạch lạc hơn nữa.

Trong bối cảnh Bộ Tài chính đang dự thảo dự toán NSNN năm 2019, TS Lê Đăng Doanh kiến nghị cần xem xét nghiêm túc các khoản chi thường xuyên, cắt giảm với những khoản chi không cần thiết, vượt khỏi thông lệ quốc tế.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét