Phả Lại là một phường của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phường rộng 13,825 km2 và có 21.309 người (tháng 02/2010). Phả Lại giáp với 2 xã Hưng Đạo và Lê Lợi cùng thị xã ở phía bắc, xã Cổ Thành ở phía Nam, phường Văn An ở phía đông, 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ở phía tây. Trên địa bàn phường có tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại chạy qua với tổng chiều dài 4,4 km. Phường có quốc lộ 18 chạy dọc từ đông sang tây với tổng chiều dài 4 km, tuyến đường thuỷ phía tây dài 4,5 km, tuyến xe buýt BN02 Bắc Ninh - Sao Đỏ chạy qua. Công trình hạ tầng xã hội tương đối hoàn thiện.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thị trấn Phả Lại nằm bên bờ sông Lục Đầu, nơi hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình. Người Pháp gọi vùng đất này là Sept Pagodes. Cho tới nay cái tên Sept Pagodes vẫn được quốc tế dùng phổ biến hơn tên Phả Lại.
Gọi là Sông Lục Đầu vì đoạn sông này phía trên nhận nước của ba con sông, Sông Cầu, Sông Thương, và sông Lục Nam, phía dưới hợp với Sông Đuống rồi đổ ra biển Đông bằng hai dòng sông lớn là sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Theo phong thuỷ đó là đất linh, kiểu "lục long tranh châu" (sáu con rồng tranh nhau một hòn ngọc). Ở nơi sáu con sông giao nhau, có núi Phao Sơn nổi lên. Mùa lũ, nước dâng, cả vùng chìm trong biển nước, chỉ có ngọn núi này nổi lên giữa. Khí thiêng sông núi dồn về, khi sáu con rồng cùng quy phục dưới chân bệ rồng là núi Phao Sơn. Vì vậy, nơi đây sinh ra nhiều nhân tài đất Việt.
Một dòng sông toả đi sáu ngả, Lục Đầu Giang lúc nào cũng mênh mang sóng nước. Nó có vai trò quan trọng về giao thông thuỷ bộ, giao thương kinh tế: Người dân vùng rừng núi rộng lớn phía Bắc đưa lâm, thổ sản theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam về. Người dân vùng đồng bằng trù phú phía Nam đưa nông sản lên theo sông Đuống và hệ thống sông Thái Bình. Từ vùng biển Hải phòng, Quảng Ninh có thể ngược nước sông Kinh Thầy đến nơi này. Về mặt quân sự: Những thung lũng ăn sâu vào hẻm núi, được bao bọc bởi các dẫy núi là nơi lý tưởng để tập kết chiến thuyền. Từ các đỉnh núi có thể quan sát một vùng sông nước, làng mạc rộng lớn, tạo thế chủ động khi tiến công cũng như rút lui. Núi rừng trùng điệp phía Bắc là nơi để giấu quân, lập căn cứ an toàn. Làng mạc trù phú, đông dân phía Nam là nguồn cung cấp nhân tài vật lực to lớn cho chiến tranh. Vì thế, suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất này luôn có một vị trí chiến lược quan trọng. Chẳng phải ngẫu nhiên, sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), Trần Hưng Đạo đã đóng đại bản bản doanh và phủ đệ tại Vạn Kiếp.
Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]
Phả Lại hiện nay được quy hoạch theo hướng hiện đại. Xây dựng và phát triển các đường phố:
- Đường Đặng Tính
- Đường Nguyễn Thị Duệ
- Phố Đồi Ban
- Phố Ao Hà
- Phố Thanh Niên
- Đường Bình Dương
- Phố Bồ Đề
- Đường Lý Thường Kiệt
- Đường Lục Đầu Giang
- Phố Thành Phao 3
- Phố Sùng Yên
- Đường Thành Phao
- Đường Thành Phao 2
- Phố Hoàng Hoa Thám
- Đường Trần Khánh Dư
- Đường Ngọc Sơn
Phương tiện giao thông công cộng[sửa | sửa mã nguồn]
Phả Lại có rất nhiều tuyến đường thủy qua. Đây là nơi sông Cầu và sông Thương hội lưu thành sông Thái Bình. Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Cái Lân đang dần được hoàn thiện. Ngoài ra có tuyến xe buýt BN02 BX Bắc Ninh - Sao Đỏ chạy qua, phục vụ người dân ở đây.
Thông tin về tuyến xe buýt BN02 BX Bắc Ninh - Sao Đỏ:
- Tần suất: 5 - 7 - 10 - 15 - 25 phút / chuyến
- Thời gian hoạt động: 5h - 21h
- Thời gian 1 lượt đi: 1 tiếng 15 phút
- Lộ trình chiều đi: Bến xe Bắc Ninh (điểm đầu) - Trần Hưng Đạo - Chợ Nhớn - Ngã 6 TPBN - Trần Hưng Đạo - Trường THPT Hàn Thuyên - Gần trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh - Cầu 18 (cầu Đại Phúc) - QL 18 - Trường CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật - KCN Quế Võ I - TT Phố Mới - BVĐK Quế Võ - Chùa Diên Quang - Đông Du - Châu Cầu - Bình Than (gần cầu Bình Than) - Cầu Phả Lại - Lục Đầu Giang (Phả Lại) - Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại - Ngã 3 Thủy - Ga Cổ Thành - Văn An - Dốc Mật (gần KĐT KDC Hồ Mật Sơn) - Cung thiếu nhi Hồ Mật Sơn (gần Bệnh viện ĐK Chí Linh) - Ngã 3 Sao Đỏ (KS Sao Đỏ, gần ĐH Sao Đỏ) - Cây xăng Côn Sơn (gần cổng chợ Sao Đỏ) - KĐT Việt Tiên Sơn (điểm cuối)
- Lộ trình chiều về: Ngược lại
Quy hoạch tương lai[sửa | sửa mã nguồn]
Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2015, phường Phả Lại có gần 70% đất xây dựng đô thị. Trong đó có 134,5 ha đất ở, 528 ha đất chuyên dùng: dành cho các công trình trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp 1,6 ha; đất quốc phòng, an ninh, đất phát triển công nghiệp 0,4 ha; đất dịch vụ thương mại 126 ha; đất công trình công cộng, chợ, giao thông 127 ha; viễn thông, thủy lợi 16 ha; đất cây xanh 73 ha... Phường hiện có trên 21.500 dân, dự kiến đến năm 2020 đạt trên 29 nghìn người. Việc lập quy hoạch phân khu phường Phả Lại nhằm cụ thể hoá những định hướng quy hoạch chung của thị xã. Không gian kiến trúc ở đây được chia thành các vùng cảnh quan chính, gồm khu dịch vụ thương mại tập trung, giáo dục, du lịch văn hóa, sinh thái... Không gian đô thị sẽ được xây dựng các trục không gian chính. Đường 18 đi qua trung tâm phường cũng đồng thời là trục không gian mở, quy hoạch các công trình tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan.
- Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập thị xã Chí Linh thành lập phường thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét