Lâu đài bay của pháp sư Howl (phim) (ハウルの動く城 Hauru no Ugoku Shiro , tựa tiếng
Anh là Howl's Moving Castle) (còn dịch nghĩa khác là Lâu đài di động của Howl) là bộ phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt năm 2004, được biên kịch và đạo diễn bởi Miyazaki Hayao của Studio Ghibli, dựa trên một tiểu thuyết cùng tên của Diana Wynne Jones. Ban đầu đạo diễn của phim là Mamoru Hosoda - từng đạo diễn 2 phim trong loạt phim Digimon - nhưng ông đột ngột rời khỏi dự án, do đó Miyazaki tuy đã về hưu nhưng phải đứng ra nhận vai trò đạo diễn.
Phim đã được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Venice vào 5 tháng 9 năm 2004, và tại các rạp chiếu phim ở Nhật vào 20 tháng 11 năm 2004. Bộ phim đã thu về khoảng 231,7 triệu USD trên toàn thế giới[1] để trở thành một trong những phim thương mại Nhật thành công nhất trong lịch sử. Sau đó, phim được Peter Docter thuộc hãng Pixar chuyển thể sang tiếng Anh và công chiếu tại Bắc Mỹ bởi hãng Walt Disney. Phim cũng được giới hạn công chiếu tại Mỹ, Canada vào ngày 10 tháng 6 năm 2005, trên toàn lãnh thổ Australia vào 22 tháng 9 và Anh vào tháng 9 sau đó. Bộ phim được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất tại Oscar lần thứ 78 năm 2006.
Quyển tiểu thuyết của Wynne Jones đã cho phép Miyaki kết hợp hình tượng một cô gái trẻ gan dạ và một bà lão thành một cá tính duy nhất của nhân vật nữ chính của phim, Sophie. Cô bắt đầu phim trong hình dáng một cô thợ làm mũ 18 tuổi và sau đó lời nguyền của mụ phù thủy già biến cô thành một bà lão 90 với mái tóc bạc trắng. Ban đầu Sophie rùng mình bởi sự thay đổi này. Tuy nhiên, cô dần chấp nhận điều này như một cách để tự giải phóng mình khỏi lo lắng, sợ hãi và ngại ngùng. Lời nguyền này cũng là một cơ hội may mắn để cô bắt đầu chuyến phiêu lưu.[2]
Cô thợ làm mũ Sophie, người điều hành cuối cùng cửa hàng làm mũ của cha cô, có cơ hội gặp gỡ phù thủy bí ẩn Howl. Anh bắt đầu thích cô từ đó. Điều này thu hút sự chú ý của kẻ luôn tìm kiếm trái tim của Howl, Phù thủy Hoang mạc. Bà ta yểm bùa Sophie, biến cô thành một bà lão. Khi biết rằng lời nguyền cũng ngăn không cho mình nói với bất kỳ ai, Sophie quyết định chạy trốn. Trên đường, cô kết bạn với một con bù nhìn, cô gọi nó là Đầu củ cải, và họ đi ngang qua lâu đài của Howl. Khi vào trong Sophie đã gặp quỷ lửa Calcifer, người giữ sức mạnh của cả lâu đài và cũng là người đã nhận ra Sophie đã bị nguyền rủa. Calcifer nói sẽ giải lời nguyển trên người Sophie, đổi lại cô phải giúp giải phóng hắn khỏi một thỏa thuận với Howl. Khi Howl xuất hiện, Sophie nói rằng cô là người lau chùi mới của lâu đài. Khi bắt đầu cuộc sống mới của mình ở đó, cô khám phá ra rằng chiếc cửa thần kỳ có thể dẫn đến nhiêu nơi khác nhau.
Howl nhận được lệnh triệu tập của Đức vua, người ra lệnh cho anh phải tham gia vào một cuộc chiến mà nguyên nhân chính là sự mất tích của Thái tử Justin. Howl đã cử Sophie giả làm mẹ mình đến triều đình để từ chối Đức vua. Tại cung điện, Sophie lại gặp mụ Phù thủy Hoang mạc. Khi Sophie cầu xin, mụ nói rằng không thể giải được lời nguyền đã yểm lên cô. Madame Suliman đã trừng phạt mụ bằng cách rút hết mọi sức mạnh của mụ. Mất hết vẻ ngoài trẻ trung của mình, mụ trở về với chính tuổi tác của mình và trở thành một bà già suy nhược. Suliman nói với Sophie rằng Howl sẽ có số phận tương tự nếu không tham gia chiến tranh. Rồi Howl xuất hiện giải cứu Sophie cùng mụ Phù thủy Hoang mạc và con chó lông dài của Suliman. Anh đưa cho Sophie một chiếc nhẫn phép, nói rằng nó sẽ dẫn Sophie đến chỗ Calcifer. Suliman bắt đầu đuổi theo cô để bắt Howl.
Sophie nhận ra rằng Howl đã biến hình thành một loài vật giống chim để chiến đấu, nhưng sau mỗi lần biến đổi anh càng khó có cơ hội để trở lại hình dáng con người. Howl bày tỏ sự cảm kích của mình với Sophie bằng cách biến đổi cả tòa lâu đài thành nhà cũ của Sophie và nơi cư trú lúc nhỏ của Howl. Tại đó, anh đưa cho Sophie một món quà.
Một ngày người mẹ - vẫn còn trẻ và xinh đẹp - của Sophie đến thăm. Thực chất cô ta đến vì sự đe dọa của Suliman, và Phù thủy Hoang mạc đã phát hiện ra có "gián điệp" trong túi của cô ta. Mụ cũng tìm thấy một điếu thuốc và bắt đầu hút. Mụ không nhận thấy rằng khói từ điếu thuốc đã làm cho Calcifer yếu đi, và hắn bắt đầu không thể bảo vệ ngôi nhà khỏi sự truy lùng của bọn tay sai của Suliman. Howl lại biến hình và đuổi bọn chúng đi, trong khi Sophie và Calcifer đưa lâu đài đến Sa mạc. Sophie mang Calcifer ra khỏi lâu đài để cắt mọi dấu vết ở thành phố nhằm bảo vệ Howl, rồi lại đưa hắn trở vào để tạo ra một phiên bản nhỏ hơn của lâu đài và bắt đầu cứu Howl. Mụ phù thủy Hoang mạc đã bất ngờ nhận ra trái tim của Howl nằm trong ngọn lửa của Calcifer, và chộp lấy nó. Để tránh cho mụ ta bị thiêu cháy, Sophie đã hắt nước vào mụ và Calcifer. Tòa lâu đài bị sụp đổ ngay sau đó, và Sophie cùng Heen bị rỡi vào một vách đá.
Sophie bừng tỉnh lại trong nước mắt, tin rằng mình đã giết hại cả Calcifer và Howl vì mạng sống của cả hai bị phụ thuộc vào nhau. Trong lúc thổn thức, chiếc nhẫn của Howl chỉ vào chiếc cửa còn sót lại của tòa lâu đài, và Sophie bước vào đó. Cô tìm thấy chính mình trong quá khứ của Howl, cô cũng thấy Calcifer - một ngôi sao băng. Howl đã bắt Calcifer khi rơi xuống, và làm một bản giao kèo với quỷ dữ rằng anh sẽ đưa trái tim mình cho hắn nếu hắn chấp nhận phục vụ mình. Sau đó Sophie bị đẩy ngược trở lại với hiện tại.
Khi trở về, Sophie tìm thấy Howl và nhận thấy anh đã chờ đợi mình quá lâu. Rồi anh mang cô về chỗ những người kia và ngã quỵ. Cô lấy trái tim của Howl từ mụ Phù thủy Hoang mạc và trả lại cho anh. Calcifer trở lại với hình dáng nguyên thủy của mình và bay đi. Những gì còn sót lại của tòa lâu đài đổ sập xuống các vách đá. Đầu củ cải đã chặn lại và cứu mọi người, nhưng đã bị thương nặng. Khi Sophie cảm kích và hôn Đầu củ cải thì Đầu củ cải biến hình trở lại thành Thái tử Justin bị mất tích. Lúc này Sophie đã hoàn toàn trở lại với tuổi trẻ của mình nhưng tóc thì vẫn còn những phần màu xám. Thái tử Justin đã kết thúc cuộc chiến ngay sau đó.
Sau này, Howl, Sophie và những người khác đều sống trên một tòa lâu đài mới, lâu đài biết bay và tất nhiên dưới sự điều khiển của Calcifer.
- Howl - Lồng tiếng bởi: Takuya Kimura (tiếng Nhật), Christian Bale (tiếng Việt)
- Sophie - Lồng tiếng bởi: Chieko Baishō (tiếng Nhật), Jean Simmons (tiếng Việt)
- Phù thủy Hoang mạc - Lồng tiếng bởi: Akihiro Miwa (tiếng Nhật), Lauren Bacall (tiếng Việt)
- Calcifer - Lồng tiếng bởi: Tatsuya Gashūin (tiếng Nhật), Billy Crystal (tiếng Việt)
- Markl - Lồng tiếng bởi: Ryūnosuke Kamiki (tiếng Nhật), Josh Hutcherson (tiếng Việt)
- Madame Suliman - Lồng tiếng bởi: Haruko Katō (tiếng Nhật), Blythe Danner (tiếng Việt)
- Lettie - Lồng tiếng bởi: Yayoi Kazuki (tiếng Nhật), Jena Malone (tiếng Việt)
- Honey - Lồng tiếng bởi: Mayuno Yasokawa (tiếng Nhật), Mari Devon (tiếng Việt)
- Hoàng tử Justin/Đầu Củ cải - Lồng tiếng bởi: Yō Ōizumi (tiếng Nhật), Crispin Freeman (tiếng Việt)
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Lồng tiếng bởi: Akio Ōtsuka (tiếng Nhật), Mark Silverman (tiếng Việt)
- Heen (con chó) - Lồng tiếng bởi: Daijirō Harada
- Madge - Lồng tiếng bởi: Rio Kanno (tiếng Nhật), Liliana Mumy (tiếng Việt)
- Nhà vua - Lồng tiếng bởi: Mark Silverman
- Kabuto - Lồng tiếng bởi: Tomoe Hanba
Những khác biệt giữa phim và tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]
Diana Wynne Jones đã có cuộc gặp mặt với đại diện hãng Studio Ghibli nhưng không đóng góp hay tham gia vào quá trình sản xuất phim. Miyazaky đã đến Anh vào mùa hè năm 2004 để cho Jones một cái nhìn riêng về bộ phim sau khi đã hoàn thành. Đây là trích dẫn lời của cô:
- "Thật ngoài sức tưởng tượng. Không, tôi đã không có thêm ý tưởng nào—Tôi viết sách chứ không phải phim. Vâng nó sẽ rất khác so với quyển sách—thực ra là nó vô cùng khác biệt, những nó nên như thế. Đây vẫn sẽ là một bộ phim tuyệt vời."[3]
Bộ phim rất khác so với tiểu thuyết gốc của Jones. Cốt truyện thì tương tự, nhưng được thêm vào phong cách và cá tính quen thuộc của Miyazaki, cũng như một vài khúc ngoặc còn thiếu hoặc được thay đổi rất nhiều của truyện. Cốt truyện vẫn tập trung vào Sophie và cuộc phiêu lưu của cô khi bị nguyền rủa bằng tuổi già; tuy nhiên, phần chính của câu chuyện trong phim lại chọn bối cảnh chiến tranh, và cốt truyện tập trung vào sự trốn chạy của Howl bởi lòng yêu hòa bình của anh. Khía cạnh này trong phim thực ra được nảy sinh từ góc nhìn chính trị của Miyazaki như là một người theo chủ nghĩa hòa bình — trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Newsweek, Miyazaki đã nói với phóng viên rằng bộ phim khởi đầu bằng cái cách "giống như đất nước bạn [nước Mỹ] đã bắt đầu cuốc chiến tranh chống lại Iraq", và sự giận dữ của ông được "thể hiện sâu sắc" trong bộ phim[4] Bộ phim lấy bối cảnh ở một đất nước tưởng tượng nhưng phần nào gợi nhớ đến vùng Alsace của Pháp đầu thế chiến thứ nhất. Rất nhiều ngôi nhà trong thị trấn được xây dựng dựa theo các kiến trúc thực tế tại thị trấn Alsatian của Colmar, nơi mà Miyazaki thừa nhận là nguồn cảm hứng cho bộ phim.[5]
Ngược lại, quyển tiểu thuyết lại đề cập tới sự quyến rũ của Howl đối với phụ nữ và nỗ lực của anh để hóa giải lời nguyền trên chính bản thân mình (sau này thân phận phù thủy của anh được khám phá khi anh vướng vào vụ hoàng tử bị mất tích) cũng như sự trốn chạy khỏi Phù thủy Hoang mạc vô cùng quyền năng và xinh đẹp, nhân vật phản diện chính của bộ phim và không hề xấu xí, cũng như vô hại, cá tính mà khán giả thấy trong phim. Một thay đổi đáng chú ý khác nữa là việc bản thân Sophie là một phù thủy vô thức và không hề ý thức được sức mạnh của mình, với khả năng "talk life into things" (thổi sự sống vào trong đồ vật) như khi những chiếc mũ cô làm và chiếc đũa biết đi, khoác chiếc áo sự sống vào mình thì cô càng quan tâm đến chúng hơn.
Còn có một chương của tiểu thuyết đi vòng qua một chương khác để nói về xứ Wales thế kỷ 20 nơi mà Howl được biết đến với tên Howell Jenkins ở cùng với một người em gái và các con. Cái nhìn thoáng qua về quá khứ rối rắm của Howl không được đề cập đến trong phim, nhưng một trong các biệt danh của Howl là "Pháp sư vĩ đại Jenkins".
Đĩa CD nhạc phim ハウルの動く城 (Howl's Moving Castle) được phát hành lần đầu vào 19 tháng 11 năm 2004 bởi Tokuma. Nghệ sĩ Hisaishi Joe cũng đã biên soạn và chỉ đạo cho album Howl's Moving Castle: Symphony Suite, được ra mắt vào 21 tháng 1 năm 2005, bao gồm 10 bản nhạc được sắp xếp lại từ nhạc phim gốc.[6]
Howl's Moving Castle nhận được rất nhiều phê bình tích cực. Đến tháng 8 năm 2011, tổng hợp các bài nhận xét của Rotten Tomatoes thông báo rằng 86% các bài phê bình đưa ra các đánh giá tích cực cho bộ phim, dựa theo 148 bài phê bình, bình xét phim là "Fresh".[7] Nhà phê bình Claudia Puig của USA Today đánh giá cao bộ phim vì khả năng hòa trộn "cái nhìn tò mò của trẻ em với những cảm xúc phức tạp và những động cơ" trong khi Richard Roeper gọi đây là "tác phẩm tưởng tượng tuyện vời". Các bài nhận xét khác cho đây là một "kỳ quan ảo", "một mảnh ghép cuộc sống tuyệt mĩ", và "an animated tour de force." Roger Ebert, của tờ Chicago Sun-Times, bình chọn phim 2.5 trên 4 sao, và cảm thấy rằng đây là một trong những phim "yếu nhất" của Miyazaki.[7]
Danh sách top 10[sửa | sửa mã nguồn]
"There's a word for the kind of comic, dramatic, romantic, transporting visions Miyazaki achieves in Howl's: bliss." |
—Peter Travers, Rolling Stone[8] |
Bộ phim xuất hiện trong danh sách top 10 phim hay nhất năm 2005 của rất nhiều nhà phê bình.[9]
Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Gore Verbinski trích dẫn đây là một nguồn ảnh hưởng đến Rango.[10]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét