Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Huệ Khả – Wikipedia tiếng Việt


Thiền sư Trung Quốc
Tam.jpg


Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng


Ngưu Đầu Thiền


Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư


  • Hi Thiên, Đạo Ngộ, Duy Nghiễm

  • Sùng Tín, Thiên Nhiên
    Đàm Thạnh, Đạo Ngô

  • Đức Sơn, Thiện Hội
    Thạch Sương, Lương Giới

  • Nghĩa Tồn, Nham Đầu, Thuý Nham

  • Vân Môn, Huệ Lăng, Huyền Sa

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng


Lâm Tế tông


  • Lâm Tế Nghĩa Huyền

  • Huệ Nhiên, Hưng Hoá
    Định Thượng Toạ, Đồng Phong Am Chủ

  • Nam Viện Huệ Ngung

  • Phong Huyệt Diên Chiểu

  • Thủ Sơn Tỉnh Niệm

  • Thiện Chiêu, Quy Tỉnh

  • Thạch Sương, Huệ Giác, Pháp Viễn

  • Hoàng Long, Dương Kì

  • Tổ Tâm, Thủ Đoan

  • Ngộ Tân, Pháp Diễn

  • Huệ Khai, Viên Ngộ

  • Đại Huệ, Thiệu Long

Tào Động tông


  • Động Sơn

  • Tào Sơn, Long Nha, Đạo Ưng

  • Đạo Phi

  • Quán Chí

  • Duyên Quán

  • Cảnh Huyền

  • Nghĩa Thanh

  • Đạo Khải

  • Tử Thuần,Pháp Thành, Duy Chiếu,Tự Giác

  • Chính Giác, Thanh Liễu,Nhất Biện

  • Tông Giác, Huệ Huy,Tăng Bảo

  • Trí Giám,Sư Thể

  • Như Tịnh,Huệ Mãn

  • Hành Tú, Phúc Dụ, Văn Thái

  • Phất Ngộ, Văn Tài, TửNghiêm

  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng

  • Văn Tải, Tông Thư

  • Thường Thuận,Phương Niệm, Viên Trừng

  • Minh Tuyết,Tử Mai, Tri Giáo

  • Thông Giác

Quy Ngưỡng tông


Vân Môn tông


Pháp Nhãn tông


Dị Thiền Sư


Huệ Khả (zh. huìkě 慧可, ja. eka), 487-593, là Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ hai của Thiền tông, được Bồ-đề-đạt-ma ấn khả. Kế thừa sư là Tam tổ Tăng Xán.

Theo truyền thuyết thì sư đến Thiếu Lâm tự năm 40 tuổi tham vấn Bồ-đề-đạt-ma. Ban đầu Bồ-đề-đạt-ma chẳng để ý đến sự hiện diện của Sư, để sư đứng trong tuyết băng nhiều ngày. Để chứng minh Bồ-đề tâm của mình, sư tự chặt cánh tay trái dâng Bồ-đề-đạt-ma và sau đó được nhận là môn đệ. Tắc thứ 41 trong Vô môn quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả.


Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: "Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."

Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."

Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."

Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."

Sau sáu năm tu tập dưới sự hướng dẫn của Bồ-đề-đạt-ma, sư được ấn chứng, nhận y bát và trở thành Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc. Dịp truyền pháp được ghi lại trong Truyền quang lục, một tác phẩm của Thiền sư Nhật Bản Oánh Sơn Thiệu Cẩn:


Một hôm sư nói: "Con đã dứt hết chư duyên rồi"

Tổ hỏi: "Ngươi không biến thành đoạn diệt chứ?"

Sư đáp: "Chẳng thành đoạn diệt."

Tổ hỏi lại: "Lấy gì chứng minh?"

Sư đáp: "Rõ ràng thường biết, nói không thể được."

Tổ hài lòng, đáp: "Đó là chỗ bí quyết tâm truyền của tất cả chư Phật, ngươi chớ nghi ngờ gì."

Trước khi đến Bồ-đề-đạt-ma thụ pháp, sư tên là Thần Quang, chuyên học Nho, Lão Trang (Lão Tử, Trang Tử) và kinh sách Phật pháp. Cái hiểu biết từ sách vở này không thoả mãn lòng quyết đạt chính giác. Vì vậy sư chú tâm đến việc tu tập Thiền định, quyết chứng nhận trực tiếp chân lý được tả trong kinh luận. Sau khi được truyền tâm ấn, sư sống ẩn dật đây đó vì chưa muốn thâu nhận môn đệ và tập trung tâm sức nghiên cứu kinh Nhập Lăng-già theo lời khuyên của Bồ-đề-đạt-ma. Sư lang thang đây đó, uống rượu ăn thịt, có những hành động như phàm phu. Có người hỏi vì sao thầy tu mà làm những việc này, sư thản nhiên trả lời: "Ta tu tâm mặc ta, có liên can gì đến ngươi."

Dầu vậy, sư vẫn tuỳ duyên hoằng hoá và tương truyền rằng sư có biệt tài thuyết pháp, dân chúng thường đến rất đông để nghe. Sử sách ghi lại mẩu chuyện thú vị sau:


Có một ông sư có thái độ chống báng, sai chú tiểu đến dọ chân tướng Sư, nhưng chú này vừa được nghe giảng cái gọi là tà đạo thì bỗng nhiên chấn động tinh thần, xin lưu lại học. Vị sư lại sai chú tiểu khác đi gọi chú trước về, nhưng chú sau cũng biến luôn và cứ như thế thêm mấy chú nữa. Sau này, vị sư tình cờ gặp lại chú tiểu đầu tiên, quở: "Sao chú để ta kêu gọi nhiều lần? Ta chẳng tốn công mở mắt cho chú sao?" Chú tiểu đáp: "Mắt của tôi từ bao giờ vẫn thẳng, chỉ vì ông nên nó đâm ra lé!"

Những thành tích trong việc giáo hoá này gây sự bất bình ganh tị của những vị sư khác. Họ phong tin rằng sư truyền bá tà giáo và thưa việc này cho quan trên. sư bị bắt và sau đó bị xử trảm. sư thản nhiên thuận theo, cho rằng đúng với luật nhân quả, sư có một món nợ phải trả. Việc này xảy ra năm 593, sư thọ 106 tuổi.




  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.

  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.

Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét